Việc tăng kết nối trên nền tảng LinkedIn đã không còn quá xa lạ và vai trò của nó trên nền tảng này là vô cùng quan trọng. Vì vậy, làm cách nào bạn có thể mở rộng mạng lưới nghề nghiệp của mình trên LinkedIn và đảm bảo tất cả những địa chỉ liên hệ mới đó đều phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn? Bài viết dưới đây có thể cung cấp cho bạn 10 cách tăng kết nối LinkedIn hiệu quả, phát triển mạng lưới kết nối của mình thành công.
![Cách tăng kết nối LinkedIn](https://phanmemmkt.asia/wp-content/uploads/2024/05/cach-tang-ket-noi-LinkedIn-10.png)
I. Tại sao việc tăng kết nối LinkedIn lại quan trọng?
Việc kết nối với một tài khoản trên LinkedIn khá đơn giản, chỉ bằng việc nhấn chọn vào mục “Kết nối”/ “Connect’ là bạn đã thành công gửi lời mời đến người khác. Tuy nhiên, trước hết bạn cần hiểu vai trò của việc tăng kết nối trên LinkedIn.
- Tăng độ tin cậy cho hồ sơ LinkedIn của bạn
- Truy cập vào mạng lưới rộng rãi
- Gia tăng khả năng hiển thị nội dung của thương hiệu
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng ở quy mô lớn
![Cách tăng kết nối LinkedIn](https://phanmemmkt.asia/wp-content/uploads/2024/05/cach-tang-ket-noi-LinkedIn-03.png)
II. Cách tăng kết nối LinkedIn hiệu quả
Tiếp theo chính là phần nội dung được mong chờ nhất của bài, đó chính là 10 cách giúp các doanh nghiệp gia tăng kết nối được nhiều tài khoản trên LinkedIn:
1. Tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của doanh nghiệp
Những khách hàng tiềm năng xem hồ sơ của thương hiệu trên LinkedIn sẽ ấn tượng với những gì thương hiệu đưa lên đó và do đó, doanh nghiệp nên truyền đạt hiểu biết của mình về nền tảng mạng xã hội này bằng một hồ sơ được tối ưu hóa. Ít nhất, hãy đảm bảo hồ sơ có những điều sau:
- Một hình ảnh hồ sơ chuyên nghiệp, cập nhật với độ phân giải rõ ràng.
- Bản tóm tắt dài 1-2 đoạn giải thích cách bạn và công ty của bạn trợ giúp khách hàng.
- Sự hiện diện của các vai trò trước đây của bạn bị giảm đi. Hồ sơ của bạn phải được tối ưu hóa để bán sản phẩm của bạn cho khách hàng tiềm năng – chứ không phải bản thân bạn cho nhà tuyển dụng.
![Cách tăng kết nối LinkedIn](https://phanmemmkt.asia/wp-content/uploads/2024/05/cach-tang-ket-noi-LinkedIn-07.png)
2. Tạo nội dung hấp dẫn
Để nổi bật trong thế giới LinkedIn, hãy kết hợp những hiểu biết sâu sắc về ngành và kinh nghiệm cá nhân.
- Để bắt đầu, trước tiên bạn nên xác định đối tượng mục tiêu của mình là ai và loại thông tin họ đang tìm kiếm.
- Điều này có thể liên quan đến việc tiến hành nghiên cứu thị trường hoặc phân tích mạng lưới hiện có của bạn trên LinkedIn để xác định sở thích và nhu cầu của họ.
3. Tận dụng bộ lọc tìm kiếm nâng cao của LinkedIn
Các nhà bán hàng có thể nhập và thực hiện tìm kiếm thành công những đối tượng khách hàng tiềm năng chỉ thông qua thanh tìm kiếm của LinkedIn. Với sự đa dạng bộ lọc tìm kiếm, LinkedIn đã vượt trội hơn các nền tảng khác đối với tính năng tìm kiếm nhắm chính xác vào khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
![Cách tăng kết nối LinkedIn](https://phanmemmkt.asia/wp-content/uploads/2024/05/cach-tang-ket-noi-LinkedIn-06.png)
4. Khai thác các nhóm LinkedIn
Nhóm LinkedIn cung cấp không gian theo chủ đề cụ thể, nơi bạn có thể kết nối với các đối tượng trong ngành hoặc sử dụng chuyên môn của mình để xây dựng mối quan hệ, chia sẻ thông tin và kiến thức chuyên môn cũng như nhận tư vấn cộng đồng để xin lời khuyên. Bạn có thể chọn các nhóm chứa các đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, vừa để thể hiện kiến thức của bạn vừa để tìm hiểu thêm về khách hàng tiềm năng và khách hàng.
![Cách tăng kết nối LinkedIn](https://phanmemmkt.asia/wp-content/uploads/2024/05/cach-tang-ket-noi-LinkedIn-08.png)
5. Cá nhân hóa các lời mời kết nối
Khi gửi yêu cầu kết nối tới khách hàng tiềm năng hoặc cá nhân mà bạn không quen biết, việc bao gồm lời mời, ghi chú được cá nhân hóa là rất quan trọng. Bằng cách gửi lời mời được cá nhân hóa, cho cá nhân này biết lý do tại sao họ nên thêm thương hiệu vào connection của họ và điều đó có thể giúp doanh nghiệp nổi bật trong một lượng lớn yêu cầu chung chung.
6. Đăng bài và tương tác thường xuyên
Việc xuất bản thường xuyên sẽ đưa hồ sơ và các bài viết của bạn lên trên đầu bảng tin của khách hàng mục tiêu. Khi một kết nối thích, chia sẻ hoặc nhận xét về cập nhật trạng thái của bạn, kết nối của họ có nhiều khả năng nhìn thấy nhiều bài đăng gốc khác của bạn trong nguồn cấp dữ liệu của họ hơn.
Ngoài việc cập nhật và đăng bài thường xuyên, các nhà bán hàng cũng cần không ngừng tương tác lại với những tương tác của các tài khoản khác trong bài viết của mình. Khi nhận được tương tác, với một câu “Cảm ơn vì đã chia sẻ” hoặc “Góc nhìn thật thú vị” đơn giản cũng có thể giúp củng cố thêm mối quan hệ với các khách hàng mục tiêu của thương hiệu.
![Cách tăng kết nối LinkedIn](https://phanmemmkt.asia/wp-content/uploads/2024/05/cach-tang-ket-noi-LinkedIn-05.png)
7. Đảm bảo bổ sung hình ảnh vào bài đăng
Ngoài những lưu ý về ảnh đại diện hoặc ảnh bìa của tài khoản, các bài đăng có hình ảnh nhận được số lượt xem nhiều gấp đôi và nghiên cứu cho thấy rằng các bài đăng có nội dung video được chia sẻ lại nhiều hơn 20 lần. Việc thêm hình ảnh vào bài đăng trên mạng xã hội của bạn sẽ tăng mức độ tương tác với mọi người trong mạng hiện tại của bạn và tăng khả năng hiển thị với các kết nối tiềm năng.
8. Quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội khác
Các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter và Instagram thường cung cấp cho bạn không gian để viết tiểu sử. Các chủ shop kinh doanh có thể sử dụng các không gian đó để nhận được thêm các kết nối LinkedIn bằng cách khuyến khích những người theo dõi trên nền tảng đó cũng theo dõi và kết nối trên LinkedIn – đặc biệt nếu các cá nhân/ doanh nghiệp có lượng người theo dõi đáng kể trên các nền tảng khác.
![Cách tăng kết nối trên LinkedIn](https://phanmemmkt.asia/wp-content/uploads/2024/05/cach-tang-ket-noi-LinkedIn-10-2.png)
9. Chia nhỏ mục tiêu gia tăng kết nối LinkedIn
Việc đạt từ 100 kết nối lên hơn 500 kết nối có vẻ là một điều không thể nếu các nhà bán hàng không đặt ra những kỳ vọng, mục tiêu thực tế về cách phát triển mạng lưới của mình trên LinkedIn. Cụ thể, thay vì đặt mục tiêu tăng từ 100 kết nối lên hơn 500 kết nối, hãy thử đặt mục tiêu thành 175 kết nối trong vòng hai tuần sau đó lặp lại,…
10. Sử dụng công cụ hỗ trợ tự động kết nối người dùng
Bài viết này sẽ giới thiệu cho các thương hiệu một giải pháp hỗ trợ kết nối người dùng LinkedIn tự động. Đó chính là phần mềm MKT LinkedIn do Phần Mềm MKT sáng tạo và vận hành – một phần mềm đang được rất nhiều các cá nhân/ doanh nghiệp tin tưởng sử dụng.
Tính năng kết nối tự động của phần mềm MKT LinkedIn cho phép các nhà bán hàng thực hiện:
- Kết nối theo gợi ý của tài khoản
- Kết nối theo người dùng chỉ định
- Tùy chọn số lượng kết nối tối đa của mỗi tài khoản
- Khoảng cách thời gian giữa hai lần kết nối của mỗi tài khoản
- Số tài khoản thực hiện kết nối đồng thời
- Tùy chọn gửi lời mời kèm nội dung
- Tính năng hỗ trợ tương tác tài khoản trước khi kết nối: thích, comment, đăng lại bài viết,…
- Kết nối theo từ khóa doanh nghiệp cần.
![Tăng kết nối LinkedIn](https://phanmemmkt.asia/wp-content/uploads/2024/05/tang-ket-noi-LinkedIn-05.jpg)
Thêm vào đó, phần mềm MKT LinkedIn cũng sở hữu những tính năng ưu việt khác như:
- Quản lý tài khoản
- Quản lý nội dung
- Tương tác tự động
- Đăng bài tự động
- Nhắn tin tự động
- Thu thập dữ liệu tự động
![Cách tăng kết nối LinkedIn](https://phanmemmkt.asia/wp-content/uploads/2024/05/cach-tang-ket-noi-LinkedIn-08.jpg)
III. Một vài tính năng hỗ trợ kết nối “khác biệt” của LinkedIn
Vậy điều gì khiến LinkedIn khác biệt với các nền tảng khác trong quá trình phát triển mạng lưới kết nối trên nền tảng?
1. Cấp độ cho từng “Kết nối”
LinkedIn chỉ định cấp độ cho từng tài khoản. Tính năng này hỗ trợ phân khúc và phân biệt các nhóm khách hàng tiềm năng trong quá trình doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mục tiêu trên nền tảng này.
- Kết nối cấp 1 (1st degree) là những người mà bạn được liên kết trực tiếp vì các bạn đã chấp nhận lời mời kết nối của nhau.
- Kết nối cấp độ 2 (2nd degree) là những người không kết nối trực tiếp với bạn nhưng được liên kết với kết nối cấp độ 1 của bạn. Bạn phải gửi lời mời kết nối cấp 2 hoặc chấp nhận lời mời của họ trước khi bạn có thể liên lạc trực tiếp
- Kết nối cấp độ 3 (3rd degree) là những người được kết nối với kết nối cấp độ hai của bạn. Tùy thuộc vào bản chất của mối quan hệ, bạn có thể muốn xây dựng những mối quan hệ này để mang chúng lại gần nhau hơn trong mạng lưới của mình.
![Cách tăng kết nối LinkedIn](https://phanmemmkt.asia/wp-content/uploads/2024/05/cach-tang-ket-noi-LinkedIn-03.png)
2. Tùy chọn “Theo dõi”
Tùy tài khoản sẽ có nút “Theo dõi” hoặc không. Tùy chọn này đã gây ra sự thay đổi trong hành vi, khiến mọi người hạn chế hơn trong việc kết nối và chấp nhận lời mời kết nối trên LinkedIn.
Phân biệt giữa “người theo dõi” và “người kết nối”
- Theo dõi ai đó trên LinkedIn có nghĩa là nguồn cấp dữ liệu trang của bạn sẽ chứa các bài đăng và bài viết của những người bạn chọn theo dõi. Bạn có thể đọc thông tin chi tiết của họ nhưng không thể tương tác với người đó ngoài giao tiếp một chiều này vì bạn chưa kết nối chính thức với họ
- Kết nối với ai đó trên LinkedIn thúc đẩy sự tương tác mạnh mẽ hơn và phát triển mạng lưới. Gửi, nhận và chấp nhận lời mời kết nối mọi người trên nền tảng và cho phép chia sẻ bài đăng, cập nhật và tin nhắn trong giao tiếp hai chiều.
![Cách tăng kết nối LinkedIn](https://phanmemmkt.asia/wp-content/uploads/2024/05/cach-tang-ket-noi-LinkedIn-02.png)
IV. Một số lý do khiến tài khoản bị treo khi tăng kết nối LinkedIn
Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến tài khoản LinkedIn bị treo trong quá trình mở rộng connections:
- Quá nhiều yêu cầu kết nối.
- Tỷ lệ chấp nhận thấp
- Có quá nhiều câu trả lời “ Tôi không biết người này ” trước lời mời của bạn.
- Hoạt động hoặc nội dung không phù hợp, bất hợp pháp hoặc spam đi ngược lại điều khoản dịch vụ của LinkedIn.
V. Kết luận
Trên đây là 10 cách hỗ trợ tăng kết nối LinkedIn hiệu quả. Hy vọng các cá nhân/ doanh nghiệp đã có thể lựa chọn được cho mình những cách tăng connection phù hợp và thành công phát triển mạng lưới LinkedIn của mình.