Việc tìm cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt luôn là một câu hỏi khiến không ít doanh nghiệp phải “đau đầu”. Kinh tế ngày một phát triển, cạnh tranh ngày càng lớn, việc nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng hiện tại để xây dựng sự trung thành cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong bài viết này, hãy cùng Phần mềm MKT khám phá cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên mạng xã hội.
I. Cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng đem lại lợi ích gì?
Cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng là chiến lược cốt lõi giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Bằng cách tạo ra trải nghiệm khách hàng đáng nhớ và duy trì giao tiếp thường xuyên, doanh nghiệp có thể gia tăng lòng trung thành và giúp doanh nghiệp nhận được nhiều lợi ích đáng kể:
1. Tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Khách hàng là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Để gia tăng cơ hội bán hàng và thiết lập vị thế trên thị trường, doanh nghiệp cần tìm cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng và có được lòng trung thành từ khách hàng thông qua việc kết nối, lắng nghe và chia sẻ những giá trị tích cực.
Theo Marketing Metrics, doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng có khả năng thúc đẩy doanh số từ 60-70%, trong khi cơ hội từ khách hàng tiềm năng chỉ đạt 5-20%. Hơn nữa, việc giữ chân khách hàng hiện tại cũng dễ dàng hơn nhiều so với việc thu hút khách hàng mới.
2. Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cùng một tập khách hàng, cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng trở nên thiết yếu. Và khách hàng thường chọn thương hiệu mang lại nhiều lợi ích và sự hài lòng nhất.
Do đó, xây dựng mối quan hệ khách hàng không chỉ cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trong thị trường tiêu dùng mà còn tăng tỷ lệ sản phẩm được lựa chọn. Việc này giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô dễ dàng hơn so với các đối thủ. Hơn nữa, cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng vững mạnh cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhận được phản hồi quý giá, từ đó cải tiến sản phẩm và dịch vụ, nâng cao sự hài lòng và giữ chân khách hàng lâu dài.
3. Gia tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng
Bằng cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp có thể hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó phát triển chiến lược bán hàng và sản phẩm phù hợp, như dịch vụ hậu mãi và chương trình khuyến mãi.
Khi doanh nghiệp giành được niềm tin và sự tín nhiệm từ khách hàng, họ có khả năng giữ chân và biến khách hàng thành những người trung thành. Điều này không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh mà còn giúp doanh nghiệp đối phó hiệu quả với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
4. Tăng uy tín thương hiệu
Khi doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, hình ảnh của họ trên thị trường sẽ trở nên tích cực hơn trong cộng đồng tiêu dùng. Những khách hàng trung thành, sau khi được hưởng các ưu đãi hấp dẫn, có khả năng trở thành những “nhà ủng hộ” nhiệt tình cho thương hiệu. Nhờ vào sức mạnh của mạng xã hội và sự lan truyền nhanh chóng trên Internet, uy tín thương hiệu sẽ được nâng cao, giúp lượng khách hàng tự nhiên ngày càng gia tăng một cách ấn tượng.
II. Những cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên mạng xã hội
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, mạng xã hội là kênh truyền thông không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông qua mạng xã hội không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn tạo ra một cộng đồng người tiêu dùng tích cực và gắn bó.
1. Tạo kênh chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội
Đầu tiên để tìm cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên mạng xã hội, trước hết bạn phải tạo những trang mạng hay những kênh chăm sóc để có thể kết nối với khách hàng.
Ví dụ như với Facebook, cách đơn giản nhất bạn có thể làm là trả lời bình luận hay những thắc mắc của khách hàng nhanh chóng. Sử dụng những công cụ của Phần mềm MKT để gia tăng sự kết nối với khách hàng.
2. Lắng nghe và thấu hiểu – cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên mạng xã hội hiệu quả
Lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng là yếu tố then chốt trong việc xây dựng mối quan hệ bền vững. Chẳng hạn, nếu khách hàng phản hồi rằng sản phẩm chưa đạt yêu cầu chất lượng, doanh nghiệp cần điều chỉnh công thức hoặc quy trình sản xuất. Cập nhật cho khách hàng về những thay đổi này cho thấy sự quan tâm, không chỉ tăng sự hài lòng mà còn củng cố lòng trung thành với thương hiệu.
3. Cung cấp những trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng
Rất nhiều doanh nghiệp đang bị lạm dụng quá chatbot trong việc phản hồi và kết nối với khách hàng. Để mang tới trải nghiệm độc đáo cho khách hàng, bạn có thể cân nhắc lựa chọn chat trực tiếp để hỗ trợ khách hàng trên mạng xã hội để giải quyết thắc mắc của khách hàng. Chắc chắn khán giả của bạn sẽ thích được nói chuyện với những người có thể chia sẻ với họ những câu chuyện sống động hơn là những con bot. Bạn vẫn có thể sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ chứ đừng quá lạm dụng.
Các doanh nghiệp nên khéo léo sử dụng tên khách hàng trong tương tác trên mạng xã hội và email tin tức, điều này sẽ khiến họ cảm thấy được chú ý và trân trọng hơn. Dù là giải quyết vấn đề dịch vụ hay bình luận trên bài viết của khách hàng thân thiết, yếu tố thân mật luôn là chìa khóa quan trọng.
4. Chương trình khách hàng thân thiết – cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên mạng xã hội
Khách hàng thường trung thành hơn khi doanh nghiệp cung cấp các chương trình tri ân hấp dẫn. Sự hài lòng từ các chương trình này có thể kéo dài vòng đời của khách hàng và giữ họ quay lại lâu dài.
Một số chương trình khách hàng thân thiết hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng gồm:
- Ưu đãi: Cung cấp điểm hoặc tiền thưởng hoặc chương trình hữu ích cho khách hàng.
- Thành viên theo cấp độ: Khách hàng chi tiêu nhiều sẽ nhận được phần thưởng tốt hơn, chẳng hạn như chương trình Beauty Insider của Sephora với ba cấp độ: Insider, VIB và Rouge.
- Thành viên cao cấp: Những khách hàng trả phí hàng năm, như thành viên Amazon Prime, sẽ nhận được những lợi ích đặc biệt như giao hàng nhanh và miễn phí.
5. Liên tục cung cấp giá trị cho khách hàng
Doanh nghiệp có thể củng cố mối quan hệ với khách hàng bằng cách tạo thêm giá trị thông qua các sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Đây không chỉ là chìa khóa cho thành công mà còn giúp xây dựng lòng tin từ khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng một số chiến lược để cung cấp giá trị bổ sung:
- Trở thành chuyên gia: Phần mềm MKT có những trang web hoặc kênh truyền thông như YouTube để cung cấp hướng dẫn và thông tin về lĩnh vực marketing. Khi được khách hàng công nhận, họ sẽ có xu hướng chọn sản phẩm và dịch vụ của bạn khi cần.
- Xây dựng cộng đồng: Tạo ra một cộng đồng cho những người có chung niềm đam mê và sở thích liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Điều này không chỉ giúp mở rộng mối quan hệ mà còn gia tăng doanh số bán hàng. Phần mềm MKT xây dựng Cộng Đồng Phần Mềm MKT – nơi để khách hàng chia sẻ những bí quyết, kiến thức hữu dụng cho những thành viên khác.
6. Sử dụng phần mềm MKT hỗ trợ là cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt hơn
Mối quan hệ khách hàng tốt đẹp được xây dựng dựa trên việc doanh nghiệp mang tới cho khách hàng trải nghiệm tích cực trong suốt quá trình mua hàng và sau bán hàng. Phần mềm marketing là bộ công cụ toàn diện giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, từ đó tăng doanh số bán hàng.
Việc đầu tư vào giải pháp phần mềm MKT sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng 360 độ nhờ tính năng quét UID khách hàng tiềm năng. Thông qua dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện về hành vi, tâm tư và insight của khách hàng, từ đó phát triển các chiến lược marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng toàn diện.
Video giới thiệu về Phần mềm MKT – hỗ trợ kinh doanh cực hiệu quả cho doanh nghiệp: